Yếu tố ảnh hưởng đến khử trùng nước

Thông số này thể hiện thời gian tiếp xúc giữa chất khử trùng và vi sinh vật, chất khử trùng thể hiện qua nồng độ của nó. CT được sử dụng để tính toán lượng chất khử trùng cần thiết để khử trùng lượng nước yêu cầu. Trong đó C là thông số của nồng độ chất khử trùng tính bằng đơn vị mg/l, T là thời gian tiếp xúc tối thiểu của chất được khử trùng với chất khử trùng tính bằng đơn vị phút. Do đó, đơn vị của CT sẽ là mg.phút / L

CT = nồng độ chất khử trùng x thời gian tiếp xúc = C ( mg / L) x T ( phút )

Khi một chất khử trùng đặc biệt được cho vào nước, nó không chỉ phản ứng với vi sinh vật gây bệnh, mà còn với các tạp chất khác, chẳng hạn như các kim loại hòa tan, các hạt vật chất hữu cơ và vi sinh vật khác. Việc sử dụng chất khử trùng đối với các chất này tạo nên nhu cầu khử trùng nước. Nồng độ chất khử trùng được thêm vào nước được tính bởi tổng nhu cầu khử trùng cần thiết để tiêu diệt vi sinh vật và nồng độ chất khử trùng còn lại sau quá trình khử trùng. Do đó, để khử trùng nước một cách hoàn toàn, yêu cầu cần cung cấp một nồng độ chất khử trùng cao hơn nồng độ cần thiết để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

Thông thường một lượng Clo 12-20 mg / L cho vào nước thì sẽ có một lượng Clo tự do còn lại là 6-8 mg / L. Thời gian tiêu diệt một loài vi sinh vật sẽ giảm khi nồng độ chất khử trùng cho vào tăng lên. Các kiểm tra đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm để đưa ra thời gian tiếp xúc hiệu quả nhất.

CT thường được sử dụng để xác định hiệu quả của một chất khử trùng nào đó kháng lại một loại vi sinh vật nhất định trong các điều kiện quy định. Các chất khử trùng khác nhau sẽ có những hiệu quả khác nhau lên những loài vi sinh vật khác nhau. Thường thì hiệu quả là tương đối, ví dụ 99%. Điều này có nghĩa rằng 99% các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng. CT có thể được sử dụng để so sánh ảnh hưởng của các chất khử trùng khác nhau lên vi sinh vật.

Bảng so sánh giá trị CT( mg/l ) của các loài vi sinh vật ở 5°C với hiệu quả khử trùng 99%.

Loại chất khử trùng Clo tự do(Cl2) (pH 6-7) Chloramines(NH2Cl) (pH 8-9) Chlorine dioxide(ClO2) (pH 6-7) Ozone(O3) (pH 6-7)
Vi sinh vật
Vi khuẩn E- Coli 0,034 – 0,05 95 – 180 0,4 – 0,75 0,02
Vi rút gây bệnh bại liệt 1,1 – 2,5 770 – 3740 0,2 – 6,7 0,1 – 0,2
Vi khuẩn gây bệnh u nang (Giardia lamblia) 47 – 150 0,5 – 0,6

Các loại vi sinh vật
Thuốc khử trùng có hiệu quả có thể tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus và ký sinh trùng). Một số vi sinh vật có thể kháng thuốc, ví dụ vi khuẩn E. coli có khả năng kháng thuốc khử trùng cao hơn so với các vi khuẩn khác và do đó nó thường được sử dụng như sinh vật chỉ thị. Một số virus thậm chí còn có khả năng kháng thuốc cao hơn vi khuẩn E. coli, do đó sự vắng mặt của vi khuẩn E. coli không có nghĩa là nước này an toàn. Sinh vật ký sinh trùng đơn bào như Cryptosporidium và Giardia có tính kháng cao đối với Clo.

Tuổi thọ của các vi sinh vật
Hiệu quả của một chất khử trùng cụ thể cũng phụ thuộc vào tuổi thọ của vi sinh vật. Vi khuẩn mới hình thành dễ bị tiêu diệt hơn so với vi khuẩn đã sinh ra lâu hơn. Khi vi khuẩn lớn lên, chúng hình thành một lớp vỏ polysaccharide bên ngoài, lớp vỏ này giúp chúng kháng lại thuốc khử trùng. Khi một lượng Clo 2,0 mg / L được sử dụng, thời gian tiếp xúc cần thiết để vô hiệu hóa vi khuẩn 10 ngày tuổi là 30 phút. Cũng đối với vi khuẩn này nhưng ở 1 ngày tuổi thì chỉ cần thời gian tiếp xúc là 1 phút cũng đủ để tiêu diệt chúng. Bào tử vi khuẩn có tính kháng chất khử trùng cao. Hầu hết các chất khử trùng không có hiệu quả đối với các bào tử vi khuẩn.

Tính chất nước được khử trùng
Bản chất của nước được khử trùng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng. Một số chất trong nước như sắt, mangan, sunfua hydro và nitrat thường phản ứng với chất khử trùng, do đó làm ảnh hưởng đến quá trình khử trùng. Độ đục của nước cũng làm giảm hiệu quả của khử trùng. Vi sinh vật được bảo vệ chống lại khử trùng thông qua độ đục, do đó để quá trình khử trùng hiệu quả, người ta thường loại bỏ tất cả các chất ra khỏi nước trước khi khử trùng.

Nhiệt độ
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng. Nhiệt độ tăng lên làm tăng tốc độ phản ứng và khử trùng. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng lên cũng có thể giảm hiệu quả khử trùng, do chất khử trùng bị bay hơi.