Sự hấp thụ của than hoạt tính
Hấp phụ là sự bám dính, tập hợp của các nguyên tử, các ion, phân tử sinh học hoặc các phân tử khí, chất lỏng, chất rắn hòa tan lên bề mặt bề mặt một chất khác ( thường là chất rắn ). Quá trình này tạo ra một lớp mỏng trên bề mặt vật liệu hấp phụ. Trong khi hấp thụ là quá trình một chất lòng thấm hoặc hòa tan vào một chất lòng hoặc chất rắn khác.
Than hoạt tính (Carbon hoạt tính) là sự lựa chọn lý tưởng cho mục đích hấp phụ, bởi nó có một diện tích bề mặt rất lớn ( từ 500 đến 1500 m2/ g ). Than hoạt tính thường ở hai dạng, dạng bột ( PAC ) và dạng hạt ( GAC ). Dạng than hạt thường được sử dụng nhiều trong xử lý nước, nó có thể hấp thụ các chất sau:
Các chất hữu cơ không phân cực như:
– Dầu khoáng
– Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi: benzene, toluene, ethylbenzene, Xylen ( BTEX )
– Các hydrocarbon Polyaromatic (PAC)
– (Chloride) phenol
– Các dẫn xuất Halogen: I, Br, Cl, H và F
– Mùi
– Vị
– Nấm men
– Các sản phẩm lên men khác nhau
– Các chất không phận cực ( các chất không tan trong nước ).
Một số ứng dụng của than hoạt tính trong lĩnh vực nước:
– Làm sạch nước ngầm
– Khử Clo trong nước cấp
– Lọc nước bể bơi
– Xử lý nước thải
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của than hoạt tính lên pha lỏng (nước)
– Loại chất bị hấp phụ. Hợp chất có trọng lượng phân tử cao và độ hòa tan thấp sẽ được hấp phụ tốt hơn
– Nồng độ chất bị hấp phụ. Nồng độ càng lớn càng cần nhiều than hoạt tính
– Sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ khác sẽ ảnh hưởng đến sự hấp phụ của than hoạt tính
– pH của chất bị hấp phụ, ví dụ các hợp chất có tính acid sẽ được hấp phụ tốt hơn ở pH thấp
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của than hoạt tính lên pha khí.
– Loại hợp chất được hấp phụ. Các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn, chỉ số khúc xạ cao sẽ được hấp thụ tốt hơn
– Nồng độ chất bị hấp phụ. Nồng độ càng lớn càng cần nhiều than hoạt tính
– Nhiệt độ: nhiệt độ càng thấp khả năng hấp thụ càng cao
– Áp suất: áp suất càng cao khả năng hấp thụ càng cao
– Độ ẩm: độ ẩm càng thấp khả năng hấp thụ càng cao.